Language Selector

Blogs

Nên làm gì khi mắc giang mai bẩm sinh

Các bệnh xã hội chưa bao giờ thôi là nỗi ám ảnh của con người cũng như toàn xã hội bởi những nguy hiểm và tốc độ lây lan của nó. Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất, có khả năng đe dọa đến tính mạng con người

Các bệnh xã hội chưa bao giờ thôi là nỗi ám ảnh của con người cũng như toàn xã hội bởi những nguy hiểm và tốc độ lây lan của nó. Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất, có khả năng đe dọa đến tính mạng con người. Bệnh giang mai có khả năng lây lan mạnh mẽ và đa dạng nên mức độ phơi nhiễm cao với tỷ lệ người mắc bệnh cao. Giang mai lây lan chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, thế nhưng có nhiều trường hợp những đứa trẻ sinh ra lại bị mắc giang mai bẩm sinh. Vậy giang mai bẩm sinh là như thế nào, và nên làm gì khi bị mắc giang mai bẩm sinh?

Giang mai bẩm sinh là chỉ tình trạng đứa trẻ bị mắc giang mai ngay khi mới sinh ra. Giang mai là bệnh nguy hiểm do xoắn khuẩn giang mai gây nên, loại xoắn khuẩn này có khả năng tấn công vào nhiều bộ phận khác nhau, kể cả những bộ phận quan trọng nên khả năng đe dọa đế tính mạng là rất cao.

Nguyên nhân gây nên giang mai bẩm sinh.

Giang mai có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau, nhưng đối với giang mai bẩm sinh thì con đường lây lan chủ yếu chính là con đường lây từ mẹ sang con.

Vi khuẩn giang mai ban đầu xâm nhập vào cơ thể người mẹ qua việc quan hệ tình dục không an toàn hoặc do tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Khi người mẹ bị mắc giang mai ở giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao mà mang thai thì khả năng lây lan sang thai nhi là rất lớn. Thông thường giang mai sẽ bắt đầu lây lan sang thai nhi kể từ tháng thứ 4 mắc bệnh. Bệnh sẽ truyền cho thai nhi qua nhau thai do sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu mẹ và máu con.

Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm xoắn khuẩn mà không được điều trị thì có thể khiến thai chết lưu hoặc gây ra bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ khi trẻ sinh ra.

Một số trẻ sơ sinh có biểu hiện phát bệnh ngay khi vừa sinh ra. Còn lại hầu hết các triệu chứng này sẽ phát triển rõ khi trẻ được 2 tuần hoặc 3 tháng. Những triệu chứng dễ thấy bao gồm phát ban, đau ngoài da, sốt, mệt mỏi hoặc khóc khàn giọng. Các bé có biểu hiện sưng gan và lá lách, vàng da, thiếu máu và một loạt các dấu hiệu khác. Việc chăm sóc trẻ bị nhiễm giang mai phải hết sức cẩn thận và chú ý, nếu không sẽ nhiễm trùng nặng hơn.

Cũng có khi có một vài trường hợp các dấu hiệu của bệnh không phát ra ngoài khi ở trẻ sơ sinh. Đến khi trẻ lớn hơn hoặc khi vào tuổi thành niên thì các triệu chứng bệnh chuyển sang giai đoạn sau và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, răng lợi, mắt, tai và não bộ.

Điều trị giang mai bẩm sinh.

Nếu khi mang thai mà các bà mẹ bị mắc giang mai cũng sẽ được điều trị ngay trong quá trình mang bầu, trẻ sinh ra cũng sẽ được áp dụng các biện pháp điều trị giang mai bẩm sinh ngay nếu bị nhiễm bệnh.

Việc phát hiện trẻ bị giang mai bẩm sinh hay không thông qua quá trình xét nghiệm trẻ ngay sau khi sinh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà phương pháp điều trị cũng khác nhau.

Để phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ, trong quá trình sinh hoạt chị em nên chú ý lối sống. Nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, nên tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng. Sinh hoạt, vận động thích hợp để nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh.

Nếu quyết định mang thai nên xét nghiệm kỹ càng xem có mắc bệnh hay không rồi mang thai. Khi mang thai mà bị nhiễm giang mai nên đi khám sớm, nếu cần thiết nên đình chỉ thai nghén để điều trị bệnh, sau đó mang thai trở lại. Để đảm bảo sự an toàn và phát triển của trẻ chị em nên chú ý để phòng ngừa mình khỏi bị nhiễm giang mai.

Tham Khảo Thêm:

Sùi mào gà phát triển trong bao lâu, bệnh có thể tự khỏi được không?

Nhận biết hình ảnh sùi mào gà dưới lưỡi ở nam giới

Bệnh sùi mào gà thường mọc ở đâu, dấu hiệu nhận biết ban đầu

tư vấn online